Lối sống hiện đại khiến con người ngày càng phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh.
Vấn đê này gây nên nhiều hệ lụy cho thị lực. Rất nhiều ý kiến cho rằng dùng kính chống ánh sáng xanh là giải pháp tốt để loại trừ những rủi ro cho mắt.
Có hay không công dụng thực sự của kính ánh sáng xanh?
Phân biệt kính chống ánh sáng xanh và kính lọc ánh sáng xanh
Muốn xác định xem có nên đeo kính chống ánh sáng xanh không thì trước tiên cần phải nhận định được những cấu tạo và công dụng thực sự của loại tròng kính này. Kính chống sáng xanh là kính có tròng phủ một lớp phủ đặc biệt trên bề mặt để cản trở hoặc kiểm soát một phần ánh sáng xanh khi đi vào đôi mắt.
Hiện trên thị trường có 2 loại kính lọc sáng xanh chính:
– Mắt kính cắt ánh sáng xanh: ngăn bước sóng 380 – 500 nm, tròng kính không phủ chống ánh sáng xanh, phù hợp với mắt bị nhạy cảm trước ánh sáng.
– Tròng kính lọc ánh sáng xanh: tráng lớp ngăn ánh sáng xanh tím nhưng ánh sáng xanh lam vẫn đi qua được nên tăng độ tương phản màu sắc, giúp nhìn thấy màu sắc đẹp hơn.
Tại các cửa hàng kính mắt, kính chống ánh sáng xanh được giới thiệu là có tác dụng ngăn chặn tia ánh sáng xanh chiếu qua tròng kính nên hạn chế được những khó chịu do loại ánh sáng này gây ra cho mắt. Kính có hiệu quả bảo vệ mắt trước các ánh sáng nhân tạo của màn hình thiết bị điện tử.
Các hãng kính này cũng dành lời khuyên khách hàng của mình nên thường xuyên đeo kính khi thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử và gặp hiện tượng:
– Mắt khô rát.
– Mắt mỏi và khó chịu.
– Bị chảy nước mắt, đỏ mắt, nhức mắt.
Những ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến đôi mắt của chúng ta
Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể khiến cho mắt gặp tình trạng: nhức mỏi, khô, đỏ, ngứa, gặp hội chứng thị giác màn hình.
Đặc biệt, nếu tiếp xúc trực tiếp với giác mạc thì ánh sáng xanh có thể khiến biểu mô giác mạc sẽ tổn thương, mắt bị rối loạn điều tiết, mắt mờ và nhức mỏi.
Một điều đáng nói nữa là tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị công nghệ với tần suất cao còn làm tăng nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, thậm chí có nguy cơ bị mù.
Đặc biệt Tổ chức Giấc Ngủ Hoa Kỳ còn cho biết ánh sáng xanh làm ức chế quá trình giải phóng hormone melatonin – thành phần ảnh hưởng tới độ sâu giấc ngủ. Vì thế, thường xuyên dùng điện thoại ban đêm sẽ rất dễ bị đảo lộn nhịp sinh học, gây chứng khó ngủ và khiến thị lực ngày càng tệ đi.
Đây cũng là lý do các chuyên gia cảnh báo nên tránh dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ 2 – 3 tiếng.
Ánh sáng xanh tác động đến mắt như thế nào?
Ánh sáng xanh là loại ánh sáng chỉ có bước sóng trong khoảng 450 – 495 nm nhưng lại có năng lượng cao. Dạng ánh sáng này có thể nhìn thấy được với 7 màu như bảy sắc cầu vồng.
Đặc biệt, ánh sáng xanh tím với bước sóng 400 – 455 có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho mắt.
Màn hình của thiết bị công nghệ như điện thoại, pc, đèn led,… và ánh mặt trời là nguồn của loại ánh sáng này.
Có nên đeo kính chống ánh sáng xanh hay không?
Giới thiệu là như vậy nhưng sự thật thì có nên đeo kính chống ánh sáng xanh không và loại kính này thực sự có được nhiều điều kì diệu đến thế? Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ chưa có bất cứ khuyến nghị nào về việc đeo kính chống ánh sáng xanh khi sử dụng màn hình thiết bị công nghệ. Đến nay, cơ quan này cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh hay đưa ra khuyến cáo nào về việc dùng kính chống ánh sáng xanh bảo vệ mắt.
Tổ chức này nhận định rằng việc tiếp xúc quá lâu với màn hình thiết bị công nghệ và ít chớp mắt khi tiếp xúc với chúng trong nhiều giờ có thể khiến mắt bị khô và bị mỏi. Những triệu chứng này là do cách dùng thiết bị chứ không phải do ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị công nghệ phát ra.
Cũng liên quan đến vấn đề có nên đeo kính chống ánh sáng xanh, nhiều chuyên gia cũng cho rằng không phải dựa vào khả năng chống ánh sáng xanh để đánh giá về công dụng của loại kính này. Muốn đánh giá một loại kính tốt cần quan tâm đến chỉ số chiết quang ở mắt kính. Loại mắt kính nào càng mỏng, cho hình ảnh sắc nét thì chỉ số này càng tốt. Điều này cũng sẽ phòng ngừa được chứng rối loạn khúc xạ.
Những thông tin trên không hướng đến phủ nhận các công dụng của kính chống ánh sáng xanh. Xét trên những phương diện nhất định thì loại kính này cũng giúp làm ngăn ngừa các triệu chứng nhức mỏi mắt, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng theo tuổi tác, hạn chế tình trạng tăng tật khúc xạ,…
Việc đeo kính cũng sẽ giúp ngăn chặn các loại tác nhân không tốt như vi khuẩn, bụi,… tiếp xúc với mắt, nhờ đó giảm được nguy cơ mắc bệnh về mắt.
Có thể tạm thời xem việc dùng kính là một biện pháp loại trừ bớt ánh sáng xanh độc hại. Muốn bảo vệ mắt vẫn cần phải có hướng xử lí toàn diện như:
– Chăm sóc mắt bằng thực phẩm cung cấp các dưỡng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe của mắt.
– Khi dùng máy tính hãy giữ khoảng cách từ màn hình đến mắt khoảng 64cm với tư thế mắt hơi nhìn xuống.
– Cài đặt lại độ sáng màn hình để giảm độ chói.
– Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt để mắt dễ chịu hơn khi có cảm giác nhức mỏi, khô mắt.
– Đảo mắt nhìn vào một vật thể cố định cách xa tối thiểu 6m trong 20 giây để giảm nhức mỏi mắt.
– Điều chỉnh lại thời gian và tần suất tiếp xúc với thiết bị điện tử.
Khi đã rõ câu trả lời có nên đeo kính chống ánh sáng xanh không thì bạn có thể tự đưa ra quyết định cho mình. Mong rằng những chia sẻ này cũng là cơ sở để bạn biết cách dùng kính chống ánh sáng xanh sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Kính chống ánh sáng xanh và kính lọc ánh sáng xanh giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng có hại từ màn hình điện tử. Tuy nhiên, khi ra ngoài, kính phân cực (Polarized) và kính ‘nét căng’ (Prizm) lại là lựa chọn lý tưởng. Hãy cùng khám phá qua bài viết Kính phân cực (Polarized) và kính “nét căng” (Prizm).
Leave a Reply