Bong gân và trật khớp

Bong gân và trật khớp

Rate this post

Bong gân và trật khớp? Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua rồi đúng không? Tuy nhiên, nhầm lẫn giữa hai “anh em” này có thể khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều!

Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa bong gân và trật khớp để có thể tự tin hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

Bong gân

Bong gân và trật khớp

Bong gân đề cập đến sự tổn thương của dây chằng xung quanh khớp, xảy ra khi dải mô mềm này bị kéo căng quá mức, thậm chí dẫn đến rách. Chấn thương kéo dài có nguy cơ cao ảnh hưởng đến cấu trúc xương, khớp.

Nguyên nhân gây bong gân chủ yếu đến từ tình huống va chạm mạnh, chẳng hạn như biến cố phát sinh khi chơi thể thao hoặc té ngã. Vì vậy, các đối tượng dễ bị bong gân có thể kể đến như:

  • Người cao tuổi đi lại, hoạt động không thuận tiện.
  • Vận động viên tham gia những môn thể thao mang tính đối kháng cao (bóng đá, bóng rổ…).
  • Người bị béo phì, có tiền sử chấn thương dây chằng.
  • Phụ nữ có thói quen mang giày cao gót.

Trật khớp

Bong gần và trật khớp

Là thuật ngữ dùng để mô tả sự sai lệch vị trí của cấu trúc xương, gây tác động trực tiếp đến phần khớp. Trật khớp thường xảy ra khi bạn té ngã hoặc va chạm mạnh. Ngoài ra, việc đổi hướng đột ngột khi đang di chuyển với tốc độ cao cũng là nguyên nhân gây nên chấn thương, đặc biệt là trật cổ chân và trật khớp gối.

Phân biệt chấn thương do bong gân và trật khớp

BONG GÂNTRẬT KHỚP
Đau nhức khó chịu.
Khu vực bị bong gân có xu hướng sưng phù lên, đôi khi xuất hiện vết bầm tím.Bong gân và trật khớp
Cứng hoặc lỏng khớp.
Giới hạn phạm vi hoạt động của bộ phận có dây chằng bị tổn thương.
Suy giảm độ linh hoạt. Nếu bị bong gân ở bàn chân hoặc mắt cá chân, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đi lại và không thể cử động khớp một cách tự nhiên.
Cường độ đau nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể phát tác ngay cả khi bạn chỉ cử động nhẹ.
Khớp sưng to và biến dạng rõ ràng.Bong gân và trật khớp
Tê ngứa ở bộ phận có khớp bị trật (dây thần kinh xung quanh chịu ảnh hưởng).
Xuất huyết dưới da (mạch máu bị tổn thương).
Bộ phận bị trật khớp không thể co, duỗi hay hoạt động bình thường.

Bên trên là cách nhận biết giữa bong gân và trật khớp. Nếu cần đọc thêm các thông tin về phân biệt khác, hãy vào website Phân Biệt của chúng tôi!


Posted

in

by

Tags: